- 07/07/2023
- Đăng bởi: Nguyễn Quyên
- Danh mục: Kiến thức website
Trang web là một phương tiện quan trọng để doanh nghiệp, tổ chức, hay cá nhân giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, thông tin và giao tiếp với khách hàng. Để tạo ra một trang web chuyên nghiệp, hiệu quả và dễ sử dụng, ta cần sử dụng những thành phần cơ bản của website. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá Top 10 thành phần cơ bản của website chuyên nghiệp.
4 thành phần chính của website
Để có thể đưa một website vào vận hành hoàn chỉnh, website cần phải có sự kết hợp giữa nhiều thành phần với nhau. Dưới đây, 123Website sẽ liệt kê cho bạn 4 thành phần chủ đạo chính là Domain (tên miền) & hosting, Source code, Nội dung website.
Domain
Domain (tên miền): Trong các thành phần cơ bản của website, thì tên miền đóng vai trò rất quan trọng . Là địa chỉ mà người truy cập sử dụng để tìm ra website doanh nghiệp trên mạng lưới internet. Website muốn hoạt động được bắt buộc phải có domain.
Để truy cập một website, bạn sẽ gõ địa chỉ website đó vào thanh địa chỉ của trình duyệt web. Như vậy là bạn đã có thể truy cập vào trang web này.
Hosting
Hosting (hay còn gọi là web hosting) là dịch vụ lưu trữ trang web trên máy chủ (server) được kết nối với Internet. Đây là nơi lưu trữ toàn bộ tài liệu của trang web bao gồm thông tin, email, dữ liệu,.. Nếu không có hosting, website sẽ không thể xuất hiện trên internet và cũng không thể tiếp cận được với người dùng.
Có nhiều nhà cung cấp dịch vụ web hosting khác nhau. Bạn có thể lựa chọn cho mình nhà cung cấp web hosting tốt nhất.
Source code
Source code (mã nguồn) là tập hợp các lệnh và câu lệnh được viết bằng ngôn ngữ lập trình để tạo ra một chương trình hoặc ứng dụng. Tùy vào chức năng và yêu cầu của website, mà mã nguồn có thể nhiều hay ít câu lệnh, phức tạp hoặc đơn giản.
Web sever sẽ chạy các câu lệnh này và hiển thị nội dung ra cho người truy cập trình duyệt web. Người dùng sẽ không thể nhìn thấy các câu lệnh lập trình viên viết, mà chỉ có thể xem được nội dung hiển thị trên trang web.
Nội dung website
Là tất cả thông tin dữ liệu về các sản phẩm, dịch vụ mà công ty bạn cung cấp có thể được trình bày bằng văn bản, hình ảnh, video…để giới thiệu đến người truy cập.
- Page Title ( Tiêu đề trang web): thường được đặt ở ngay đầu phần nội dung. Tiêu đề sẽ được in đậm với phông chữ to nhằm thu hút người dùng cũng như mang đến vấn đề khiến khách hàng phải tìm hiểu.
- Breadcrumb navigation là thanh điều hướng phân cấp, giúp cho người dùng xác định được mình đang ở vị trí nào trong trang web. Từ đó có thể di chuyển đến các mục trên website một cách nhanh chóng. Phần này sẽ được đặt ngay ở đầu nội dung trang.
- Content: đây là phần nội dung chính cung cấp các thông tin sản phẩm, dịch vụ hay các bài viết chia sẻ dạng blog trên website. Thông thường website sẽ có hệ thống quản lý nội dung web hay còn gọi là CMS để bạn có thể nhập nội dung, chỉnh sửa và cập nhật.
- Paging navigation ( Điều hướng phân trang ): Đây là phần giúp cho website của bạn trở nên logic hơn khi việc phân chia các nội dung được sắp xếp rõ ràng.
- Thanh thông tin: thường để chia sẻ các thông tin phụ như ngày đăng bài, tác giả, số lượt người xem bài viết,…
- Thanh chia sẻ mạng xã hội: thường là nút link chia sẻ trang qua các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram hay Twitter,…
Đây là thành phần cơ bản của website và là yếu tố cốt lõi nên xây dựng đối với bất kỳ một website nào. Bởi vì nội dung trang web sẽ quyết định khách hàng của bạn ở lại website hay không. Và nội dung chuẩn SEO sẽ quyết định chất lượng tìm kiếm trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm.
Các thành phần cơ bản của Website
Bên cạnh các thành phần chính của website phải có, còn có thêm những thành phần cơ bản của website cần có để xây dựng một trang web chuyên nghiệp và đủ tiêu chuẩn.
Header
Header của website nằm ở phần đầu trang web, là nơi hiển thị các danh mục trong trang web để người dùng có thể nắm được cấu trúc nội dung website và tìm kiếm thông tin cần thiết.
Thông thường, header chứa các phần như sau:
- Tiêu đề: Tiêu đề chính của trang web hoặc tài liệu.
- Logo: Logo của thương hiệu hoặc trang web.
- Menu điều hướng: Các liên kết đến các trang hoặc nội dung quan trọng trên trang web.
Các liên kết quan trọng khác: Các liên kết đến trang quản trị, trung tâm trợ giúp, trang đăng nhập, hoặc giỏ hàng và thanh toán.
Slider
Slider chính là thành phần cơ bản của website và thường được đặt dưới header. Slide là nơi để bạn cập nhật thông tin và hình ảnh nổi bật, bạn có thể chuyển qua slide khác nhanh chóng bằng cách cài nút điều hướng.
Dùng slider này để đặt quảng cáo, ưu đãi hay thông báo cho khách hàng cũng là ý tưởng không tồi. Và thậm chí là rất hiệu quả vì vị trí slider phù hợp thuận mắt người truy cập. Có thể nói Header và Footer là đôi bạn thân thành phần cơ bản của website luôn song hành cùng nhau.
Thanh điều hướng menu
Menu điều hướng cung cấp các liên kết đến các trang web con hoặc phần quan trọng của trang web. Nó giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin và di chuyển trên trang web. Để khách hàng dễ dàng thao tác và thực hiện các hành vì trên trang web, bạn cần phải thiết kế thanh menu khoa học và dễ nhìn. Bởi vì mục đích của thanh điều hướng là hỗ trợ người dùng thao tác tìm kiếm nhanh chóng có được thông tin mong muốn.
Logo
Logo là một nhân tố quan trọng để thể hiện được bản sắc của doanh nghiệp và giúp xây dựng thương hiệu. Chất lượng hình ảnh của logo chiếm vai trò rất lớn để có thể hoàn tất một trang web đẹp.
Sidebar
Sidebar là một phần của giao diện trang web được đặt ở bên cạnh nội dung chính của trang. Thông thường, sidebar có chiều rộng nhỏ hơn so với nội dung chính và chứa các thành phần bổ sung như menu điều hướng, danh sách liên kết, thông tin tác giả hoặc trang web, các widget, quảng cáo, và các biểu ngữ khác.
Sidebar có thể được thiết kế để hiển thị trên một số hoặc tất cả các trang của một trang web, tùy thuộc vào cách thiết kế và mục đích của trang web. Nó được sử dụng để cung cấp cho người dùng các thông tin bổ sung và tạo ra một trải nghiệm trang web toàn diện hơn.
Footer
Footer là vị trí cuối cùng của website, nằm ở chân trang. Thành phần cơ bản của website là vùng chứa các thông tin bổ sung về trang web hoặc tài liệu, bao gồm liên kết đến trang chủ, thông tin liên hệ, các liên kết đến các trang khác trên trang web, chính sách bảo mật và điều khoản sử dụng.
Footer thường được hiển thị trên mọi trang của trang web và được coi là một thành phần cơ bản của website quan trọng trong thiết kế trang web để cung cấp cho người dùng các thông tin cần thiết và tạo sự liên kết giữa các trang trên trang web. Có thể nói Header và Footer là đôi bạn thân, đồng hành cùng nhau.
Lợi ích trong các thành phần cơ bản của website
Các thành phần cơ bản của website không chỉ tạo nên một website chuyên nghiệp và thu hút người dùng, mà còn mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Dưới đây là một số lợi ích của các thành phần cơ bản của website:
Ấn tượng đầu tiên với người dùng
Header và menu điều hướng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng đầu tiên với người dùng. Nếu thiết kế tốt, header và menu điều hướng giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin và tạo nên một ấn tượng chuyên nghiệp, tăng tính nhận diện thương hiệu của trang web.
Tăng tính tương tác của trang web
Sidebar và các liên kết nổi bật giúp tăng tính tương tác và tạo sự chú ý của người dùng. Các liên kết nổi bật giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin quan trọng nhất của trang web, tăng khả năng tương tác và giữ chân người dùng trên trang web.
Cải thiện trải nghiệm người dùng
Thiết kế và sắp xếp các thành phần cơ bản của website một cách hợp lý sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng. Điều hướng menu dễ sử dụng, nội dung chính xác và hấp dẫn, trình đơn thả xuống đầy đủ thông tin sẽ giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn và tăng khả năng quay lại trang web.
Tăng khả năng tìm thấy thông tin
Nội dung và trình đơn thả xuống giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin trên trang web. Nội dung chính xác và dễ hiểu sẽ giúp người dùng tìm kiếm thông tin nhanh chóng hơn, từ đó tăng khả năng họ quay lại với trang web.
Tạo niềm tin với khách hàng
Footer với thông tin bản quyền, các biểu tượng mạng xã hội và các liên kết quan trọng khác giúp tạo niềm tin với khách hàng. Footer cũng là nơi để khách hàng có thể tìm kiếm thông tin liên quan đến trang web và tạo sự tin tưởng với thương hiệu của trang web.
Bên cạnh các thành phần cơ bản của website thì các yếu tố mang tính xây dựng như SEO, khả năng tương tác nhanh với khách hàng và bảo mật thông tin cho khách hàng cũng mang lại hiệu quả cao cho website của bạn.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để tìm hiểu thành phần cơ bản của website. Hi vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin bổ ích cho bạn. Nếu bạn còn thắc mắc bất cứ điều gì về thiết kế website, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay đến với 123Website qua Hotline 0932092002 để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất !
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.